HÀM PHỦ THÁO LẮP TRÊN IMPLANT – OVERDENTURE GIẢI PHÁP PHỤC HÌNH CHO BỆNH NHÂN MẤT RĂNG TOÀN HÀM

Hàm phủ tháo lắp là gì?

Hàm phủ tháo lắp trên implant là một phương pháp, mà ở đó phục hình tháo lắp bao phủ lên nền hàm mất răng toàn phần và được nâng đỡ và lưu giữ bởi trụ implant. 

 

Điểm khác nhau giữa Phục hình tháo lắp truyền thống và Hàm phủ trên implant? 

Bởi vì được implant nâng đỡ, nên sự vững ổn của hàm tháo lắp chắc chắn hơn rất nhiều so với phương pháp tháo lắp cổ điển truyền thống. Với sự hỗ trợ của implant, khả năng ăn nhai sẽ được cải thiện, BN có thể thoải mái ăn uống, giao tiếp tự tin không lo hàm rơi rớt. Ngoài ra, những cơn đau do nền hàm cấn vào nướu hay những bất tiện do sự lỏng lẻo của hàm gây ra cũng không còn. Thêm vào đó, implant có khả năng giúp bảo tồn mô xương và giảm thiểu mức độ sự tiêu xương theo thời gian. 

Tuy nhiên, chi phí cho giải pháp này sẽ cao hơn so với phương pháp PHTLTH cổ điển. Các phụ kiện cần được thay thế định kỳ để đảm bảo sự ổn định của hàm. 

 

Đối tượng cần thực hiện hàm phủ tháo lắp?

Hàm phủ tháo lắp trên implant là một trong những giải pháp phục hình phù hợp cho đối tượng BN lớn tuổi, có nhiều bệnh lý nền hoặc bị tiêu xương nhiều, không thể ghép xương. Khi chọn giải pháp này, tối thiểu 2 trụ implant sẽ được cắm vào xương hàm để tạo ra điểm tựa cho hàm tháo lắp. Hàm và implant được kết nối với nhau thông qua các khoá cài bằng bi hoặc thanh bar. 

 

Những lưu ý khi sử dụng hàm phủ trên implant:

+ Cần vệ sinh hàm phủ hàng ngày các vị trí lưu giữ của implant trên miệng

+ Tái khám định kỳ 6 tháng/ lần để đánh giá mức độ lưu giữ của implant

+ Tránh ăn nhai các thức ăn cứng và dẻo, dai 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *